Cách nuôi con lạ lẫm của các bà mẹ trên thế giới

Nuôi con lớn trưởng thành hẳn là mong ước của tất cả các ông bố, bà mẹ trên thế giới. Ở mỗi quốc gia, giống như phong tục tập quán, cha mẹ đều có những khái niệm và cách nuôi dậy con không giống ai. Ngày hôm qua, mẹ Nami đã đọc được những thông tin này nên hôm nay rất mong muốn có thể chia sẻ cho các ông bà, bà mẹ tại Việt Nam được biết.

Bé sơ sinh người Maya tắm bằng nước lạnh

Trẻ sơ sinh khi mới sinh ra rất yếu nên thường được các ông bố bà mẹ tắm bằng nước nóng nhưng đối với người Maya thì không. Dù cho bé có khóc gào đến mấy họ vẫn kiên quyết cho các bé tắm bằng nước lạnh bởi họ tin rằng tắm nước lạnh sẽ giúp bé có một giấc ngủ tốt hơn và điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể.

Trẻ em Pháp ăn tất cả mọi thứ

Cha mẹ ở Pháp không bắt các con ăn uống theo ý của họ mà cho các con tự do ăn uống thoải mái. Họ không chế biến món ăn gì dành riêng cho trẻ em trong bữa ăn cả mà cha mẹ ăn gì con cái ăn nấy. Vì vậy các bé người Pháp thường rất phàm ăn, luôn vui vẻ với các món ăn có mặt ở trên bàn chứ không “gảnh” ăn đâu các mẹ.

Nhận cha mẹ nuôi là quy tắc bắt buộc của trẻ em sống ở Tây Phi

Ở các nước khu vực Tây Phi, trẻ em thường không lớn lên cùng với ba mẹ ruột của mình, bọn trẻ sẽ sống cùng với ba mẹ nuôi của chúng. Từ khi được sinh ra chúng đã được nhận làm con nuôi và chung sống với họ tựa như là một chuẩn mực ở đây.

Trẻ em Nhật Bản tự quyết định các vấn đề cá nhân của mình

Nhật bản luôn nổi tiếng với phong thái và cách sống tự lập nên không có điều gì là lạ khi từ nhỏ, các bậc cha mẹ không can thiệp vào các quyết định cá nhân của con cái. Họ tin rằng con cái sẽ biết sắp xếp tất cả mọi thứ ngay cả khi đó là vấn đề sức khỏe. Họ luôn cho các con sự tự do thoải mái nhưng trên hết các con phải chứng minh rằng mình có đủ năng lực để làm tất cả mọi việc một mình thật tốt.

Cha mẹ Polynesian không chơi với con cái

Đừng nghĩ những ông bố bà mẹ ở Polynesian không quan tâm đến con của mình nhé. Họ luôn chăm lo cho những đứa trẻ từ giấc ngủ, miếng ăn, cái quần cái áo nhưng tuyệt nhiên không bao giờ chơi cùng chúng. Trong thời gian chơi, họ giao con của mình cho những đứa trẻ khác để còn có thể hòa nhập một cách nhanh chóng với bạn bè dù trong quá trình chơi chúng có thể bị thương bất cứ lúc nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *