Được biết đến là một trong những người tiên phong ở lĩnh vực nghiên cứu chương trình giáo dục cho trẻ em, bác sĩ Maria Montessori còn là nhà sáng lập ra phương pháp giáo dục Montessori nổi tiếng.
Maria sinh vào ngày 31/08/1970 trong một gia đình trung lưu tại Ancona, Ý. Bà là con một trong gia đình có bố là sĩ quan quân đội. Từ nhỏ bà đã theo bố đi đến rất nhiều nơi trên thế giới vì ông chuyển công tác liên tục. Chính điều này đã đem đến cho bà cơ hội được tiếp xúc với nhiều nền giáo dục tiên tiến.
Ở thời kỳ này thái độ của người dân các nước châu Âu về quyền của người phụ nữ còn rất thờ ơ. Nước Ý không phải ngoại lệ và gia đình của Maria cũng vậy. Mặc sự phản đối từ người cha hà khắc, cái nhìn khinh khi của những nam sinh trong trường bà vẫn xếp thứ nhất trong kì thi tốt nghiệp trường Y của Đại học Rome. Và trở thành nhà vật lý học nữ đầu tiên của nước Ý vào năm 1986.
Cơ hội nào để Maria tiếp xúc với bọn trẻ?
Thực sự ban đầu Maria không có ý định làm trong ngành giáo dục vì thời điểm đó nghề giáo được xếp vào một trong ba vai trò truyền thống của người phụ nữ: sinh con, vun vén nhà cửa, dạy con học. Maria làm việc tại trường Y thuộc Đại học Rome. Thông qua phòng khám miễn phí của trường bà có cơ hội được tiếp xúc thường xuyên với những đứa trẻ ở tầng lớp lao động. Khoảng thời gian làm việc này đã cho bà biết rằng trí thông minh không phải là điều gì đó quá xa vời, nó chỉ được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau mà thôi.
Sau khoảng thời gian 4 năm làm việc tại Đại học Rome Maria đã được bổ nhiệm làm giám đốc của trường Orthophrenic vào năm 1900. Nơi đây đã từng là trại tâm thần của thành phố Rome dành riêng cho những trẻ em bị điên và kém thông minh. Sau khi được bổ nhiệm bà đã thực hiện một cuộc cải tổ lớn. Bà sa thải những y bác sĩ có thái độ thù hẳn, khinh bỉ với bọn trẻ khi chăm sóc chúng. Điều này gây ra sự thiếu hụt nhân sự một cách trầm trọng nhưng bà không quan tâm. Bà đã tự tay chăm sóc và dạy dỗ những đứa trẻ đó.
Nguồn cảm hứng sáng tạo ra phương pháp giáo dục Montessori
Trong gần 1 năm ở vị trí giám đốc trường Orthopherenic, Maria đã đi đến rất nhiều tu viện châu Âu để tìm hiểu về cách dạy dỗ trẻ em khuyết tật. Cuối cùng bà cũng tìm ra nguồn cảm hứng cho mình. Nó được lấy từ hai công trình nghiên cứu của hai bác sĩ người Pháp: Marc Gaspard Itard (1775 – 1838) và Edouard Seguin (1812 – 1880). Họ nhận ra rằng một đứa muốn trẻ phát triển bình thường phải được trải nghiệm qua rất nhiều kích thích. Nói một cách đơn giản là trong suốt những giai đoạn “nhạy cảm” một đứa trẻ phải được trải nghiệm qua những kích thích, nếu không đứa trẻ đó sẽ thiếu đi những kỹ năng cần thiết.
Phép màu đến với ngôi trường Orthopherenic
Maria đã nghiên cứu các bệnh nhân của mình với lòng nhiệt huyết cao nhất. Bà không ngừng thử nghiệm phương pháp giáo dục mới và sau 02 năm cố gắng, bà đã thu được thành quả xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Cả thế giới đã vô cùng sửng sốt khi những đứa trẻ khuyết tật về tinh thần sau 02 năm được bà chăm sóc đã có thể vượt qua được kỳ thi chuẩn hóa của các trường công lập ở Ý. Theo thời gian chúng đã học được và làm được những công việc mà một đứa trẻ bình thường vẫn hay làm: ăn cơm, vui đùa, vệ sinh cá nhân.
Phương pháp giáo dục của bà đã thành công trên những đứa trẻ bị tật nguyền thì tại sao nó lại không thể thành công ở những đứa trẻ bình thường? Bà thách thức những trường học rằng bà có thể thành công với những đúa trẻ khuyết tật đến vậy thì các trường học cũng sẽ có được kết quả tuyệt vời với những đứa trẻ bình thường.
Theo thời gian và những điều tuyệt vời mà phương pháp giáo dục Montessori mang lại cho nền giáo dục, mọi người bắt đầu coi bà như một nhà cải cách. Bà chủ động ủng hộ nhiều chiến dịch xã hội khác nhau và thường xuyên được mời làm diễn ra trong những hội thảo về quyền trẻ em, giáo dục, hòa bình trên toàn thế giới. Bằng chứng là sự phát triển của những ngôi trường Montessori và những bộ giáo cụ, đồ chơi giáo dục.
Thành công đến từ những bộ giáo cụ, đồ chơi giáo dục đơn giản
Sau khi thành công với phương pháp giáo dục đặc biệt cho những đứa trẻ tật nguyền Maria luôn mong muốn và tìm kiếm cơ hội được làm việc với những đứa trẻ bình thường nhưng Bộ Giáo dục Ý không hề ủng hộ ý tưởng của bà. Mãi đến năm 1907 cơ hội mới đến với bà khi Maria được mời làm giám đốc y tế cho một nhà trẻ dành riêng cho những đứa trẻ thuộc tầng lớp lao động.
Nhà trẻ đầu tiên này tên là Casa dei Bambini, khánh thành vào năm 1907 và được xây dựng tại khu ổ chuột tồi tệ nhất châu Âu. Ngôi trường này chỉ có duy nhất một giáo viên chưa qua đào tạo và đây cũng là lớp học đầu tiên của cô ấy với sĩ sỗ 50 học sinh ở độ tuổi từ 2-5. Những đứa trẻ phải ở trường cả ngày để bố mẹ chúng đi làm và ngày đầu tiên đến trường của chúng vô cùng tồi tệ. Gần như tất cả đứa trẻ được đưa đến lớp đều gào khóc, thiếu kiên nhẫn và cáu gắt.
Trong giai đoạn này Maria thực sự không biết liệu phương pháp giáo dục của mình có hiệu quả hay không nhưng bà vẫn cứ làm. Bà không quan tâm đến điều đó mà vẫn đặt hết tâm tư vào việc dạy dỗ chúng như việc mà bà đã làm trong suốt 10 năm qua. Bà giới thiệu với bọn trẻ những giáo cụ thực tiễn để giúp chúng biết cách phân biệt được hình khối, màu sắc,…
Cuối cùng kết quả cũng không làm bà thất vọng. Lũ trẻ bị mê hoặc bởi những giáo cụ ghép hình và đồ chơi giáo dục mà Maria đã giới thiệu. Bà thật sự ngạc nhiên khi những đứa trẻ 2-4 tuổi thể hiện sự ham thích với việc học hơn thường ngày. Những hoạt động đó khiến chúng độc lập và có sự ham muốn khám phá thế giới bên ngoài.
By Nami’s Mom