Khó khăn gặp phải khi bé bắt đầu đến trường mẫu giáo

Hàng năm, vào mùa tựu trường chúng ta lại thấy được một bước ngoặt mới trong cuộc đời của các bé. Đây có lẽ là lần đầu đến trường đối với một số bé nên sẽ không tránh khỏi việc bỡ ngỡ, cảm thấy xa lạ. Vì vậy khó khăn là điều không thể tránh khỏi.
Theo một nghiên cứu vào năm 2000, có đến 2/3 trẻ ở tuổi mẫu giáo có thể thích nghi được với môi trường học đường khi bắt đầu đi học, 1/3 còn lại gặp khó khăn, trong đó 90% mắc chứng rối loạn về tâm lý.
Những khó khăn mà trẻ thường gặp khi bắt đầu đến trường mẫu giáo

  • Rối loạn ăn uống: biếng ăn, nôn mửa, từ chối một số món đã từng yêu thích
  • Rối loạn giấc ngủ: sợ ngủ, khó ngủ, khóc đêm, hay giật mình, mộng du
  • Rối loạn hành vi: thu mình, không thích chơi
  • Rối loạn ngôn ngữ: chậm nói, ngưng nói, nói lắp bắp


Nguyên nhân khiến trẻ khó thích nghi với môi trường mới
Sự xa cách giữa mẹ và bé là nguyên nhân chính khiến bé khó thích nghi với môi trường mới. Nếu biết trước được điều này, cha mẹ sẽ chuẩn bị tốt cho con thì khi tới trường bé sẽ không thấy sợ sệt nữa.
Mối quan hệ giữa mẹ và bé được đánh dấu ngay từ khi bé còn ở trong bào thai. Sự xa cách đầu tiên được đánh dấu bằng việc trẻ được sinh ra, rời khỏi bụng mẹ để bắt đầu một cuộc sống. Trong giai đoạn này bé với mẹ gần như là một. Tuy nhiên nếu vì điều gì mà bé phải xa mẹ sớm mà không có giai đoạn chuyển tiếp với người chăm sóc bé thay mẹ thì trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển của mình.
Khi bé bắt đầu từ 8 tháng trở đi, bé đã biết phân biệt lạ, quen thì việc tập cho bé thích nghi với việc vắng mặt tạm thời của mẹ sẽ giúp bé hiểu được sự vắng mặt của mẹ không phải là việc gì quá lớn lao.

Những yếu tố khác

  • Thời gian học tập ở trường quá dài
  • Lớp học có quá nhiều học sinh nên cô giáo không có thời gian chăm sóc cho từng bé
  • Môi trường mới quá lạ lẫm

Phụ huynh nên làm gì để giải quyết?

  • Giải thích cho bé điều gì đang xảy ra bằng lời nói và hành động
  • Đưa bé tham quan, tìm hiểu môi trường mới: quan sát các bạn chơi, tham quan trường học, tiếp cận với các trò chơi,…
  • Đưa bé đi học, đón con về, trò chuyện cùng con, chơi cùng con,…
  • Tạo cho bé động lực đi học: trò chuyện cùng bé về các chuyện vui ở trường, mối quan hệ với cô giáo và bạn bè như thế nào,…Tránh nói đến những điều tiêu cực: “Bạn có dành đồ chơi của con không?”, “Cô có đánh con không?”,…
Child and mother walking hand in hand
Nhà trường nên làm gì?

  • Đối với những bé quá nhút nhát nhà trường nên tạo điều cho phép phụ huynh được vào ngồi chung với trẻ trong thời gian đầu, để mẹ và cô làm công việc chuyển tiếp người chăm sóc.
  • Tránh việc hù dọa trẻ

Cách phòng tránh

  • Tạo cho bé một sức khỏe tốt: phát triển toàn diện về mặt ngôn ngữ, nhận thức, vận động,… theo từng lứa tuổi
  • Gia tăng thời gian chăm sóc, trò chuyện giữa cha mẹ và bé

 
 
 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *